Montravel, tour lễ, tour miền tây, tour châu đốc, Tour Đà Lạt, tour du lịch Miền Tây, du lịch ở đâu đẹp nhất, tour du lịch sapa, nam du, bình hưng, hành hương 10 cảnh chùa, mẹ nam hải, cha diệp bạc liêu, đồng tháp. Đà Nẵng Hội An,

Tour Quốc Tế. Tour Thái Lan, Tour Malaysia

Tour du lịch giá rẻ. Tour du lịch uy tín, công ty du lịch uy tín. Đáng tin cậy. Tour tết 2024, tour tết, tour tphcm, tour sài gòn, tour giá rẻ

Tình sử bi thương làm nên tuyệt phẩm “Đồi thông hai mộ”

           Cách trung tâm thành phố 6km là đến khu du lịch hồ Than Thở. Vốn là một hồ nước thiên nhiên, nhưng vào năm 1917 người Pháp đã đắp đập xây dựng hồ chứa nước, đặt tên hồ là Lacdes Soupirs, có ý nghĩa là tiếng rì rào hay còn có nghĩa là than thở. Từ lâu nơi đây đã là nhân chứng cho những cuộc tình đầy nước mắt, nên người ta đã gọi là hồ Than Thở. 

 

            Ở Đồi thông hai mộ, luôn tồn tại nhiều sự tích ly kỳ về cái tên “Đồi thông hai mộ”, nhưng chỉ có một câu chuyện là thật, đó là câu chuyện tình của cô gái Lê Thị Thảo và chàng trai Vũ Minh Tâm, mà minh chứng cho câu chuyện tình là hai ngôi mộ nằm trên đồi thông nơi đây.

 

Lên Đồi Thông Hai Mộ nghe câu chuyện tình bi thương

            Chuyện kể rằng, người con trai tên là Tâm, con của đại điền chủ ở Gò Công - Tiền Giang. Vì là con một nên cha mẹ bắt có vợ sớm để có con nối dõi. Chàng vì một phần chưa muốn có gia đình, phần khác lại không muốn làm cha mẹ buồn nên lén đầu quân vào trường Võ Bị - Đà Lạt. Thời gian học ở đây, chàng có quen một người con gái có gia đình là công chức, cô gái tên Thảo.

Hai người tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết, hẹn biển thề non. Ra trường, Tâm về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi... nhưng gặp phải sự cản trở quyết liệt của gia đình. Cha mẹ chàng bắt chàng đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu mến. Vì lẽ đó Tâm đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn.

             Từ khi Tâm rời trường Võ Bị ra chiến trường, Thảo vô cùng đau khổ khi biết cha mẹ Tâm không chấp nhận chuyện của hai người và còn thêm nỗi buồn lo cho người yêu đang vì mình mà lao vào tuyến đầu lửa đạn nên dù cha mẹ hết lòng khuyên lơn, dù không biết bao nhiêu người mối mai dạm hỏi, nàng cứ một mực đợi chờ chàng trở lại Những cánh thư từ chiến trường gửi về bây giờ là niềm vui, là lẽ sống của nàng . Cho đến một ngày, nàng nhận được tin báo tử từ chiến trường gửi đến. Quá buồn rầu nàng tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Sương Mai (nay là hồ Than Thở), nơi hai người xưa kia từng hò hẹn, tâm sự và tự tử (ngày 15/3/1956), trên tay vẫn còn nắm chặt bức thư tình gửi người yêu. Trước khi chết nàng để lại bức thư xin người nhà chôn nàng trên đồi thông.

             Nhưng thật ra Tâm chưa chết - người ta đã nhầm khi báo tử. Khi trở về Tâm mới hay Thảo đã chết và được chôn trên đồi thông vi vu gió ngàn. Chàng đã khóc hết nước mắt cạnh bên ngôi mộ người yêu nay đã xanh cỏ. Vì quá đau buồn, sau đó cũng tự tử chết theo để giữ trọn lời thề non hẹn biển với người con gái anh yêu thương. Trước khi chết, anh để lại bức thư tuyệt mệnh với ước nguyện được chôn bên cạnh mộ nàng để hai người mãi mãi được gần nhau. Gia đình, bạn bè đã chôn xác anh kề bên ngôi mộ Thảo và tạo thành ngôi mộ đôi nổi tiếng. Thế nhưng, sau ngày giải phóng, cha mẹ Tâm đã thuê người lên Đà Lạt bốc phần mộ anh đưa về quê vì lúc này họ đã tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con. Dù phần mộ chàng trai đã được dời đi nhưng cảm thương mối tình của người con gái, cha mẹ, người thân của nàng vẫn để ngôi mộ đôi. Sau này chính quyền Đà Lạt đã sửa sang, xây lại ngôi mộ khang trang, trở thành điểm tham quan du lịch độc đáo trên thành phố thơ mộng.


         Du khách đến Đà Lạt giờ ghé qua Đồi thông hai mộ sẽ vẫn thấy ngôi mộ của Thảo và Tâm nằm cạnh nhau bên Đồi thông hai mộ. Tuy nhiên chỉ có ngôi mộ của cô gái là thật, còn ngôi mộ của chàng trai chỉ là sự hoài niệm, thương tiếc của người đời cho một mối tình đẹp không thành.

(Theo TTVN)

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0909309167