Montravel, tour lễ, tour miền tây, tour châu đốc, Tour Đà Lạt, tour du lịch Miền Tây, du lịch ở đâu đẹp nhất, tour du lịch sapa, nam du, bình hưng, hành hương 10 cảnh chùa, mẹ nam hải, cha diệp bạc liêu, đồng tháp. Đà Nẵng Hội An,

Tour Quốc Tế. Tour Thái Lan, Tour Malaysia

Tour du lịch giá rẻ. Tour du lịch uy tín, công ty du lịch uy tín. Đáng tin cậy. Tour tết 2024, tour tết, tour tphcm, tour sài gòn, tour giá rẻ

Trà Vinh - Bản sắc văn hóa của người dân tộc Khmer

TRÀ VINH - BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC KHMER

Trà Vinh là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu, giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Không chỉ nằm giữa hai con sông lớn, Trà Vinh còn có đường bờ biển dài 65km, giúp bồi đắp vùng đất trù phú này với những vườn cây ăn trái trĩu quả, trong đó nổi tiếng nhất chính là đặc sản dừa sáp.

Du lịch Trà Vinh được đánh giá là rất có tiềm năng để phát triển về nhiều mặt. Du khách đến vùng đất này có thể tìm hiểu sự giao thoa văn hoá thú vị giữa ba dân tộc Kinh - Khmer – Hoa; tận mắt chiêm ngưỡng hơn 142 ngôi chùa với kiến trúc Khmer cực kỳ độc đáo; hay thưởng thức nền ẩm thực đặc trưNg khiến bao người say lòng.

 

 

Các lễ hội truyền thống nổi tiếng của người dân trà vinh.

1.Lễ Vu lan thắng hội

Lễ Vu Lan thắng hội hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là lễ hội chùa ông Bổn được tổ chức hàng năm vào ngày 27 và 28 tháng 7 âm lịch tại khóm 1, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Đây là một nét văn hóa đặc trưng từ hàng trăm năm nay của người người Triều Châu đến Trà Vinh sinh cơ lập nghiệp, lễ cúng cô hồn - một lễ hội dân gian tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Trà Vinh

Vào ngày diễn ra lễ hội cũng là thời điểm diễn ra nhiều nghi lễ trang trọng và độc đáo như lễ rước Phật, thần ở các đình, chùa vùng phụ cận về Vạn Niên Phong Cung; Thỉnh kinh - diễn lại câu chuyện thỉnh kinh của thầy trò Đường Tam Tạng; Lễ khai kinh; Đăng đàn thí thực; Cầu quốc thái dân an,... Mục đích của lễ hội là báo hiếu và cầu an, thu hút hàng chục nghìn người tham dự, phản ánh nét hỗn dung tín ngưỡng độc đáo của các dân tộc tại trà Vinh là Kinh, Khmer và Hoa.

Đến với Cầu Kè vào dịp này, du khách không chỉ được nhìn thấy và hiểu hơn về một lễ hội độc đáo của cộng đồng tôn giáo Vạn Niên Phong Cung mà còn có cơ hội thưởng thức đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh như bún nước lèo, dừa sáp, chuối táo quạ, phá lấu của cải,...

 

 

2. Lễ Hội Chol Chnam Thmây

Chôl Chnam Thmây còn được biết là lễ hội mừng năm mới của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung và tại Trà Vinh nói riêng. Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài khoảng 3 ngày, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 Dương lịch hằng năm. Đây là một lễ hội truyền thống độc đáo và lớn của mảnh đất Trà Vinh và không khí tại các chùa và phum sóc Khmer gần như náo nhiệt suốt ngày đêm, mọi người vui vẻ ca hát và nhảy múa theo nhạc.

Ba ngày lễ tương ứng với ba tên gọi khác nhau va fys nghĩa của mỗi ngày cũng khác nhau tạo nên nét độc của truyền thống văn hóa từ đời này truyền sang đời khác. Ngày thứ nhất có tên gọi là Chôl sangkran thmây, ngày đầu năm mới. Ngày thứ hai có tên gọi là Wonbơf, ngày mà mọi người đều lên chùa dâng hương để tỏ lòng tín ngưỡng, nếu năm nhuận thì Wonbơf sẽ diễn ra trong vòng hai ngày. Ngày cuối cùng

được gọi là Lơm săk, lễ tắm phật. Lễ tắm phật của cộng đồng người Khmer là một lễ vô cùng trang trọng và độc đáo. Các nhà sư trong chùa sẽ dùng những cành hoa để "vẫy" nước đã được ướp hương hoa thơm ngát lên tượng phật. Trong làn hương nghi ngút từ hương và hương hoa trong chùa, mọi người cầu bình an, sức khỏe và được mùa.

Nếu như du khách đến Trà Vinh vào dịp lễ Chôl Chnăm Thmây sẽ một phần nào cảm nhận được sự náo nhiệt và sinh động của một lễ hội văn hóa truyền thống, những điệu múa dân tộc đặc sắc mà bạn sẽ không có bất cứ dịp nào thưởng thức trọn vẹn và cả hình ảnh những chiếc lồng đèn được thả lên cao mang theo ước nguyện về một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

 

 

3. Lễ hội Ok Om Bok 

Lễ hội Ok Om Bok của dân tộc người Khmer tỉnh Trà Vinh là một trong 19 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhân vào năm 2014. Lễ hội còn được biết đến với tên gọi khác là lễ Cúng trăng, một lễ hội dân gian có từ rất lâu đời được tổ chức vào tháng 10 âm lịch. Lễ hội diễn ra nhằm mục đích tạ ơn đối với Mặt trăng - vị thần thiên nhiên đã giúp cho họ có một vụ mùa bội thu và đem đến sự no ấm, cũng là một lễ để chào đón mùa mùa khô và tiễn mùa mưa.

Lễ hội Ok Om Bok ở Trà Vinh được tổ chức dưới các hình thức như lễ tại gia đình, lễ ở chùa hoặc các điểm của cộng đồng trong phum sóc và lễ hội tại Ao Bà Om. Riêng tại thành phố Trà Vinh hàng năm vào ngày này luôn diễn ra một hoạt động vô cùng sôi nổi và thu hút rất đông người tham dự là đua ghe ngo truyền thống. Bên cạnh đó, hội chợ thương mại, tham quan bảo tàng văn hóa Khmer Nam Bộ hay thả đèn nước được diễn ra tại Ao Bà Om, một điểm du lịch văn hóa nổi tiếng của Trà Vinh là một trong những hoạt động thu hút không chỉ người trong tỉnh mà còn du khách ngoài tỉnh cũng như nước ngoài. Đặc biệt, hình ảnh chiếc lồng đèn trôi đầy huyền ảo trên Ao Bà Om giữa một bầu trời sáng ánh trăng vàng mang đến không gian linh thiêng và trang trọng.

Lễ hội Ok Om Bok không chỉ gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo mà còn là một phong tục tập quán độc đáo của người dân Khmer Trà Vinh, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của một dân tộc. Lễ hội còn mang lại sự đoàn kết, gắn bó của các dân tộc tại đây, góp phần tạo nên sự đa dạng đời sống văn hóa.

 

 

4. Lễ cúng biển ở Mỹ Long

Lễ cúng biển ở Mỹ Long ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2013. Đây là một lễ hội có gần 300 năm tuổi, là một lễ hội truyền thống độc đáo với nhiều nghi thức đặc sắc gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng đất Mỹ Long - Cầu Ngang. Hàng năm, lễ hội thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch từ mọi nơi trên đất nước về đây tham dự.

Lễ hội còn được gọi là lễ hội nghinh Ông bắt đầu từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 5 âm lịch, bao gồm nhiều nghi thức như: Giỗ Tiền Chức, Nghinh Nam Hải, Tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong, Chánh tế Chúa Xứ - bóng rỗi, Nghinh ngũ phương và Tống tàu. Lễ hội không chỉ là điểm tựa tinh thần của người dân mà còn là dịp để mọi người vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý, tình cảm, bày tỏ mong muốn vụ mùa bội thu, đầy ắp cá tôm và phúc lộc thọ cho mọi nhà.

Lễ hội cúng biển Mỹ Long góp phần tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân trên mảnh đất Trà Vinh, mang đậm chất dân gian nhưng cũng là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của tất cả mọi người.

 

 

5. Lễ hội Sen Đolta

Hàng năm cứ vào ngày 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch, đồng bào dân tộc Khmer tại Trà Vinh lại tưng bừng tổ chức lễ Sen Dolta nhằm tưởng nhớ đến công ơn bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng. Lễ Sen Dolta từ lâu được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Theo tiếng Khmer, từ “Sen” có nghĩa là cúng, còn “Dol” có nghĩa là bà, “Ta” nghĩa là ông. Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer có ý nghĩa như lễ vu lan báo hiếu thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất. Dịp lễ này, luôn được bà con đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị hết sức chu đáo. Thông thường, mỗi gia đình sẽ cử 1 hoặc 2 thành viên đến hỗ trợ nhà chùa làm những công việc chuẩn bị cho ngày lễ như: treo cờ phướn, dọn cỏ, quét dọn khuôn viên tháp đựng cốt, sơn phết tháp… Các gia đình cũng tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ và chuẩn bị nhiều món ăn truyền thống để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Tùy theo điều kiện kinh tế từng nhà, mỗi người sẽ có cách chuẩn bị khác nhau nhưng lễ vật thường có điểm chung đều là những món ăn bình dị, gần gũi mang đặc trưng của người Khmer Nam bộ.

Nơi diễn ra lễ hội: tại gia đình người Khmer. Trung tâm lễ hội tại các chùa Khmer và các Phum sóc Khmer. Ngày thứ nhất: là dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ. Cúng cơm người đã khuất; Ngày thứ hai: mời linh hồn ông bà vào chùa nghe tụng kinh; Ngày thứ ba: cúng cơm đưa tiễn ông bà. Người Khmer dâng ẩm thực lên các Sư sãi những món đồ thường dùng hàng ngày để cúng ông bà. Cùng với lễ là các trò chơi dân gian, hát xướng dân gian, văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc Khmer cũng được trình diễn.

 

 

Mỗi cộng đồng dân tộc đều mang đến những nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng, là nơi sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Qua những chia sẻ trên hi vọng sẽ có nhiều du khách đến với Trà Vinh hơn, không chỉ để tham quan du lịch mà còn tham gia vào các lễ hội truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh, Khmer và Hoa.

 

 

 

 

 

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0909309167